Bệnh trĩ được hiểu như thế nào? Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20 – 45% dân số.
Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch trĩ trên hoặc dưới, thậm chí cả hai (gây trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp). Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đại tiện. Hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày nó có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian, trĩ lớn và sa. Mới đầu, hiện tượng sa xuất hiện lúc đi đại tiện nhưng về sau sẽ liên tục. Bệnh nhân rất đau, nhất là khi ngồi, di chuyển khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Hai màu niêm mạc trong và ngoài rất khác nhau.
Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày, bệnh nhân bớt đau, bớt sưng, trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Nhiều trường hợp hoại tử tạo ra áp xe vùng hậu môn và vùng chậu.
Chúng ta có thể phát hiện bệnh trĩ qua các biểu hiện thường gặp của nó. Có ba loại biểu hiện căn bản nhất được phân loại như sau:
Có 2 biểu hiện chính khiến bệnh nhân dễ nhận biết và tạo cảm giác lo lắng là chảy máu và sa trĩ:
1. Chảy máu: Biểu hiện này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó. Bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục.
2. Sa trĩ: đây cũng là biểu hiện thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
3. Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hoặc chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:
– Tắc mạch: Những cục máu đông nhỏ xuất hiện bên trong búi trĩ. Khi tắc mạch, bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, mà chỉ đặt một mông trên ghế.
– Sa trĩ nghẹt: Hiện tượng này sẽ làm cho búi trĩ phù nề, có khi sưng rất to, không thể đẩy lên được làm cho bệnh nhân rất đau.
– Nứt kẽ hậu môn: Tổn thương này làm bệnh nhân rất đau (nhất là khi đi cầu), làm bệnh nhân không dám đi cầu.
– Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằm trong hố ngồi – trực tràng… cũng gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
Khi thăm khám, thầy thuốc có thể thấy búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, da xung quanh chỗ hậu môn phồng căng bóng, có thể thấy màu xanh của các tĩnh mạch nổi. Cũng có thể thấy búi trĩ sa ra khi bệnh nhân rặn mạnh. Nếu trĩ sa độ 4 thì xung quanh lỗ hậu môn có 1 vòng niêm mạc gồm nhiều búi trĩ, to nhỏ không đều, giữa các búi trĩ là các ngấn nông sâu khác nhau.
Ngoài ra, để phát hiện bệnh trĩ, các thầy thuốc còn áp dụng phương pháp thăm khám và soi hậu môn, trực tràng.
Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh, sở trường của thầy thuốc và ý nguyện của người bệnh. Tuy nhiên, nên phát hiện bệnh sớm để chỉ cần điều trị bằng thuốc uống. Nên tránh phải phẫu thuật trĩ vừa tốn kém, vừa đau đớn dễ gặp biến chứng, vừa dễ tái phát bệnh.
Từ ngàn đời nay Đông y đã có những bài thuốc điều trị trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu quí như diếp cá, đương quy, hoa hòe (rutin), tinh chất nghệ (Curcumin), giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,…. Bài thuốc này đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học trên nghiên cứu công dụng của các loại dược liệu cũng như kinh nghiệm giúp giải cứu cho rất nhiều bệnh nhân trĩ. Bởi trĩ luôn là bệnh khó nói nên việc hiện đại hóa bài thuốc trên thành chế phẩm dạng viên uống, dễ sử dụng, thuận tiện mà vẫn đạt hiệu quả tốt. Người bệnh sẽ không e ngại mà quyết tâm xua đi sự chịu đựng bấy lâu của mình. Bài thuốc này có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp hoặc dùng để giúp bệnh nhân trĩ nặng nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật và ngăn ngừa tái phát bệnh trĩ.
Cách điều trị trĩ nội độ 3
Để điều trị trĩ nội độ 3, có thể dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, sau đó dùng thuốc để hồi phục chức năng hậu môn và phòng chống tái phát. Phương pháp này cho kết quả nhanh, tuy nhiên, có một số nhược điểm như:
– Khi tiến hành phẫu thuật, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để hồi phục, điều này có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn. Đồng thời, phương pháp này thường rất đau đớn.
– Chi phí điều trị khá cao.
– Có thể gây một số biến chứng như hẹp hậu môn, nhiễm trùng,…
Để hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội độ 3 sớm và hiệu quả, có thể hạn chế phải phẫu thuật bằng cách sử dụng TPCN thảo dược An Trĩ Vương theo hướng dẫn sau:
– 2 tháng đầu: Ngày uống 9 viên chia 3 lần/ ngày
– 2 tháng tiếp theo: Ngày uống 6 viên chia 2 lần / ngày.
– 2 tháng tiếp theo: Ngày uống 4 viên chia 2 lần/ ngày.
– Đặt hậu môn viên đạn trĩ Protolog trong 10 tối, mỗi tối 1 viên.
Lưu ý: Uống thuốc trước ăn 30 phút. Nên uống bổ sung thêm nhiều nước, chất xơ hạn chế những chất kích thích như bia rượu đồ cay đồ nóng để phòng ngừa táo bón, ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm 10 phút mỗi ngày để sát trùng, giảm đau, và hỗ trợ điều trị.