Thuật Trường Sinh

Thuật Trường Sinh – Trong những năm gần đây rất nhiều sách đã viết về Thuật Trường Sinh dạy chúng ta ăn uống thế nào cho đúng quân bình Âm Dương hầu đem lại sức khỏe cho con người hoặc để hỗ trợ điều trị bệnh dầu là bệnh nan y, và giúp mọi người tìm được lối sống khỏe mạnh cho suốt đời mình để kéo dài sự sống mà khỏi dùng thuốc men và ngày ngày khỏi bận tâm đi tìm bác sĩ hoặc tốn tiền mua thuốc.

Những sách nêu trên đều đề cập đến “La Macrobiotique” (Makro:lớn, Bios:sự sống) tức là Thuật Trường Sinh, còn gọi là Phương pháp Dưỡng Sinh. Phương pháp này đã có từ ngàn xưa, nay được nhà bác học Ohsawa (tên Nhật là Nyoiti Sakurazawa) nghiên cứu kĩ càng theo chiều hướng Âm Dương để giúp đời, vì ông thấy càng ngày con người càng đi xa thiên nhiên và lần lần bị bệnh hoạn có khi là nan y mà chạy theo thuốc men tiền mất tật mang rốt cuộc lại đổ cho số mệnh, đành bó tay chịu chết.

Hồi còn bé bẩm sinh bạc nhược, mẹ và các anh em ông đều bị lao phổi, ông cũng lây bệnh và còn bị ung sang dạ dày, mà thuốc men mấy cũng không bớt. Sau nhờ vào chùa ăn uống phải phép theo các tu sĩ mà lành bệnh. Từ đó ông hi sinh cả cuộc đời để chuyên tâm nghiên cứu dịch lý Âm Dương của ngành Ðông Y, sau đó nghiên cứu thêm Tây Y và học thêm ngành sinh vật học để phổ biến cứu đời. Tháng 2 năm 1956, ông thân hành qua Âu Châu để trình bày sự học hỏi và lý thuyết Âm Dương. Ông được người ngoại quốc sùng bái vì ông đã chữa rất nhiều bệnh nhân Âu Mỹ được kết quả tốt mà khỏi dùng thuốc men.

Thuật trường sinh

Thuật trường sinh

Ông cùng phu nhân bà Lima đi khắp hoàn cầu chịu nhiều gian lao khổ hạnh để giúp đời. Lima phu nhân với đôi bàn tay dịu dàng ăn nhịp với lý thuyết của chồng đã chế biến các thứ ngũ cốc và cỏ cây thành những món ăn tuyệt diệu cho đám bệnh nhân, chỉ trong một thời gian ngắn đã hỗ trợ điều trị những bệnh kinh niên làm cho người người khâm phục.

Riêng tôi, một bằng chứng cụ thể, đã được ơn Trời ban cho khiến trong lúc tuyệt vọng chỉ còn biết chờ tử thần đến rước đi lại có diễm phúc được Tiên sinh và phu nhân đến Việt Nam tháng 5 năm 1965 theo lời mời của chồng tôi để hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh cho tôi, diễn thuyết cho dân chúng về triết lý Ðông và Tây phương, dạy về cách nấu ăn quân bình theo nguyên lý Âm Dương, nên tôi lần lần được phục hồi sức khỏe và tái sinh, và trong 26 năm kế tiếp sống mạnh khỏe mà không hề dùng một viên thuốc Tây, xa lánh luôn ngưỡng cửa các nhà thương, không còn lui tới các tiệm thuốc tây và ngày ngày khỏi bận tâm về bệnh hoạn liên miên như trong những ngày xa xưa làm cho tôi dở sống dở chết như nằm trong Ðịa Ngục.

Trước khi gặp tiên sinh Ohsawa, tôi bị bệnh hoạn liên miên, do nhiều nguyên do gây nên. Trước tiên là bị băng huyết trầm trọng khi sanh đứa con gái đầu lòng tại nhà một cô mụ mới ra trường không có kinh nghiệm (tại Ðà Nẵng) mà lại không được tiếp huyết vì các nhà thương đóng cửa vào dịp Tết. Sau đó lại lo lắng đau đớn vì cha bị Việt Minh ám sát cùng người tài xế, nhà cửa bị tịch thu, nên tôi bị bệnh trầm trọng, bỏ ăn bỏ uống mất ngủ liên miên. Tôi dùng đủ các thứ thuốc an thần, kéo dài như thế gần 23 năm, người còm cõi, tinh thần khủng hoảng trầm trọng, suốt ngày gắt gỏng, nhiều lần định quyên sinh. Các bác sĩ đều cho là tâm bệnh, khó mà hỗ trợ điều trị. Thế mà chỉ trong vòng một tháng sau khi Tiên sinh và phu nhân đến Việt Nam tôi đã tìm lại được một tia sáng của sự sống và dốc tâm theo dõi cách ăn uống dưỡng sinh cho đến ngày nay tôi thấy như được sống trên Thiên Ðàng, trái lại với ngày xưa…

Tôi không ngần ngại viết cuốn sách nhỏ bé này theo sự thúc giục của bạn bè để khuyên những người bị bệnh trầm kha cứ dùng thử lấy các món ăn làm vị thuốc rồi sẽ thấy sự thay đổi về cơ thể lẫn tinh thần sau khi dùng.

Ta sống là nhờ ăn uống, các thức ăn làm ra xương ta, thịt ta, nếu biết cách sử dụng các thức ăn thì cơ thể ta sẽ nẩy nở, và ta khỏe mạnh. Sữa mẹ cho con bú, đó là thức ăn làm cho con lớn lên.

Theo Tiên sinh Ohsawa, nếu ta ăn uống đúng theo quân bình Âm Dương, và sống theo thiên nhiên, đúng với trật tự vũ trụ, thì con người ta không những được khỏe mạnh vô bệnh tật mà lần lần ta bước tới cửa Ðạo.

Ngày nay vì cuộc sống bị lôi cuốn theo văn minh khoa học vật chất, đi xa dần thiên nhiên nên con người đeo theo lối sống mới phức tạp, dùng toàn thức ăn có chất hóa học nên bị đau ốm hoặc thiếu sức khỏe.

Muốn có sức khỏe dẻo bền thì nên dùng các thức ăn không nhiễm hóa chất, rau cỏ ngũ cốc không bón phân hóa học, tránh uống các thức pha chế trong kĩ nghệ, tránh ăn những sản phẩm từ xa đến. Ví dụ mình nên tránh đừng dùng những thức ăn miền nhiệt đới trong lúc mình ở miền ôn đới như Âu Châu hoặc Mỹ Châu và ngược lại.

Theo triết lý Á Ðông thì vạn vật được điều hành do hai nguyên tính Âm và Dương, nhưng hai nguyên tính ấy tuy ngược nhau mà lại bổ sung cho nhau rất mật thiết, như ngày và đêm, giống cái giống đực, lạnh và nóng, sáng và tối, lỏng và đặc, nặng và nhẹ, v…v…

Âm được tượng trưng bằng dấu hiệu, tánh chất nó li tâm, bành trướng, giãn ra, phân tán, nẩy nở… Nói tới Âm là ta cảm thấy lạnh lẽo, tối tăm (như ta hay gọi là Cõi Âm), về hình thức thì nó vươn thẳng lên, cao vọi như hình chữ nhất dựng đứng, về vị thì ngọt ngào, về chất thì cái gì có nước (như các thứ dưa, cà chua), mềm dẻo, v…v…

Ngược lại Dương tượng trưng bằng dấu hiệu, có tính chất hướng tâm, chậm chạp, thu hẹp, kết tụ, thấp lùn như hình chữ nhật nằm ngang, nóng ấm, nhỏ bé, mặn đắng, khô khan, cứng ròn, màu vàng, đỏ tươi, v…v…

Trên đây chỉ nói đại khái. Muốn hiểu biết Âm Dương thì xin đọc các sách của ông Ohsawa hoặc đồ đệ của ông như Michio Kushi, Françoise Rivière, cho thấu triệt, vì kể vào đây sẽ rất dài dòng và ngoài phạm vi cuốn sách nhỏ bé này. Muốn hiểu sơ qua tánh chất Âm Dương của thực vật, ta lấy một ví dụ : ta lấy mặt đất làm biên giới.

Trên mặt đất là li tâm, dưới mặt đất là hướng tâm. Cỏ cây nào mọc thẳng trên mặt đất (hầu hết) là có Âm tính, trái lại nếu mọc thẳng xuống dưới mặt đất là có Dương tính (như cà rốt, bồ công anh, củ sen…).

Trên mặt đất mà bành ra có chiều trở xuống là Dương (bí đỏ), dưới mặt đất mà bành ra là Âm (đậu phộng, các thứ khoai như khoai tây, khoai lang, khoai mì, khoai sọ…). Cà chua (tomate) tuy là đỏ (màu Dương), nhưng có nhiều nước nên nó là Âm. Mía tuy mọc thẳng lên trên mặt đất nhưng chứa nhiều nước ngọt nên nó là Âm.

Nhưng tánh chất Âm Dương có thể biến cải nếu ta biết cách chế biến. Ví dụ cà pháo là rất Âm (như hầu hết các loại cà khác) mà muốn biến tánh chất Âm của nó thành Dương thì đem ướp muối (Dương hóa) cho lâu thành cà muối ăn vừa ngon vừa bổ. Tôm rất Dương nhưng đem nấu canh với rau (Âm) hoặc xào với hành (Âm) nó sẽ vừa ngon vừa quân bình.

Ohsawa cho chúng ta biết là trong cơ thể chúng ta hệ thống thần kinh dinh dưỡng có nhiệm vụ điều hòa sự chuyển vận các tạng phủ, các khẩu kính của mạch máu nhờ các dây thần kinh đi đến các cơ tuyến ấy.

Dây thần kinh gồm có hai hệ thống: trực giao cảm và đối giao cảm. Dây thần kinh trực giao cảm có năng tính làm cho giãn ra, còn dây thần kinh đối giao cảm có năng tính làm cho co rút lại. Hai hệ thống thần kinh ấy điều hòa bổ túc cho nhau, nhưng khi bên này lấn áp bên kia thì sự việc đó có thể làm cho cơ thể mất thăng bằng, bệnh tật do đó mà có thể phát sinh. Vậy ta phải tự hỏi vì sao có sự mất quân bình ấy? Chắc ai cũng có thể suy ra là tại các thực phẩm ta dùng hoặc quá Âm hoặc quá Dương. Vậy khi ăn ta phải lựa chọn những thức ăn quân bình để thiết lập lại sự điều hòa cho cơ thể để phục hồi sức khỏe mau chóng.

Ông Ohsawa đã nghiên cứu rất kĩ càng cách ăn uống để tránh cho cơ thể ta bị mất quân bình: nên tránh những thức ăn có nhiều Âm tính do kĩ nghệ pha chế như đường trắng, các thức có nhuộm thuốc hoặc đóng hộp nhập cảng từ xa đến, người bệnh nên tránh ăn trái cây có nhiều Âm tính như chuối, xoài, thơm, mít, cam, nho, còn táo tây1 (pommes), dâu tây2 (fraises), măng cụt3 (mangoustan)… thì tương đối có nhiều Dương tính hơn nên ta có thể dùng, nhưng đừng nên ăn nhiều quá, nhất là khi ta bị bệnh, nên tránh ăn trái cây trong lúc đang hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh để cho quân bình Âm Dương mau được hồi phục. Sau khi hỗ trợ phòng chống cũng không nên dùng thường ngày trong một thời gian.

Thực phẩm ta dùng trong một bữa ăn thường gồm có:

a. 60% ngũ cốc (céréales biologiques), loại nguyên chất (còn cám) ;
b. 20% rau cỏ (légumes) thiên nhiên không bón chất hóa học ;
c. 10% các thứ đậu (légumineuses),
d. 5% rong biển4 (algues) như phổ-tai (kombu), nori, wakamé (có bán ở các tiệm dưỡng sinh hoặc tiệm Tàu),
e. 5% các thứ xúp.

Còn gia vị thì ta có : nước tương tamari, tương đặc (miso), muối (nên mua ở các tiệm dưỡng sinh) và dầu thảo mộc, tốt nhất là dầu mè, dầu ô-liu (pressée à froid). Ta có thể nấu nướng đủ kiểu mỗi người theo tập quán của xứ mình.

Bí quyết làm cho mau chóng bình phục khi đau ốm là khi ăn phải nhai mỗi búng cơm ít nhất là 50 lần, còn khi bệnh nặng thì từ 100 lần trở lên để cho thức ăn biến thành thể lỏng rồi hãy nuốt. (Ăn thức uống và uống thức ăn). Nhờ vậy dạ dày được nghỉ ngơi vì thức ăn đã được tiêu hóa phần nào trong miệng, món ăn thành chất bổ vào thẳng trong máu luôn. Theo ông Ohsawa thì mỗi ngày máu ta được thay đổi 1/10, sau 10 ngày thì hoàn toàn thành máu mới, máu cũ bị sa thải theo các chất độc.

Sau khi đã nghiên cứu nguyên lý Âm Dương trong khoa sinh vật học, sinh lý hóa học, và tinh túy của ngành y học Trung Hoa, Nhật Bổn, và Tây y, kinh nghiệm đã cho ông Ohsawa lập ra 10 cách ăn uống có thể đem lại sức khỏe cho chúng ta.
Cách ăn uống từ số 4-7 là cách ăn uống của người ăn cốc loại, còn cách ăn uống từ số 1-3 là cách ăn thường ngày cho người không bệnh tật hoặc bị bệnh nhẹ.

Những người bị bệnh nan y ngặt nghèo mà nhà thương đã bó tay, thiết tưởng nên ăn theo số 6 và số 7 một thời gian từ 10 ngày, nửa tháng sẽ thấy công hiệu, có sự biến chuyển trong cơ thể, nhưng phải hoàn toàn bỏ hết thuốc men, tránh ăn các thứ rau cỏ trái mùa bón phân hóa học, đồ hộp, và các thứ cà, trứng, trái cây, v…v…

Về gia vị nên dùng muối biển thiên nhiên, nước tương tamari hoặc tương đặc (miso) có bán ở các tiệm dinh dưỡng.
Về thức uống thì nên tránh cà-phê (trong các tiệm dưỡng sinh có bán thứ cà-phê ngũ cốc, gọi là yannoh pha uống cũng ngon lắm), các thứ trà nhuộm màu hoặc ướp hóa chất, chỉ nên dùng trà thiên nhiên như trà Huế, trà 3 năm.

Có thể ăn theo trong bữa cơm một quả mận muối (umebosi), rong biển, và nhất là, như đã nói trên kia, nhai thức ăn thật kĩ, một búng cơm từ 50 lần tối thiểu đến 100 hoặc 200 lần càng tốt. Nhai như thế, ngoài sự lợi ích là giúp cho dạ dày đỡ làm việc nhiều, ta học được sự bền chí, dịu hiền.

Trước khi ăn ta nên tri ân Trời Ðất đã sinh ra các thức ăn và cảm ơn bàn tay những người nông dân đã ra sức cày cấy trồng trọt để cung cấp thức ăn cho ta.

Viết cuốn sách nhỏ này là tôi muốn cống hiến các bạn một phương pháp quá dễ dàng giản dị đã giúp tôi sống khỏe mạnh 25 năm nay, mà cũng nhờ có duyên lành nên mới được gặp Tiên sinh Ohsawa và bà Lima phu nhân đã không nề hà từ Nhật Bổn sang Việt Nam để giảng dạy cho nhóm Dưỡng Sinh Việt Nam hiểu biết về dinh dưỡng thiên nhiên theo trật tự vũ trụ.

Ngày nay ôn lại những ngày bệnh hoạn nằm rên siết trên giường, đêm chong mắt nhìn trần nhà thao thức không tìm được giấc ngủ, mặt mày hốc hác bạc nhược, thân thể còm cõi, tinh thần phân tán, đi đứng ngã nghiêng, xây xẩm mặt mày… Mà như thế kéo dài trên 20 năm, thật như một cơn ác mộng.

Sau khi sinh đứa con gái đầu lòng, bị băng huyết trầm trọng mà không được tiếp huyết, và thêm vào đó thần kinh bị khủng hoảng sau khi được tin cha bị Việt Minh bắt đem đi đâu mất tích, tôi bị bệnh trầm trọng. Các bạn có ở trong hoàn cảnh mới thấu rõ bệnh tình của tôi và tại sao tôi phải viết cuốn sách này. Ðối với tôi ngày đó, các thứ thuốc tây thuốc ta đều vô công hiệu.
Bệnh mất ngủ kinh niên đã làm tê liệt cả bộ phận tiêu hóa, suy nhược thần kinh. Có đôi khi quá mệt mỏi, tôi định dùng thuốc độc để quyên sinh, nhưng số tôi chưa dứt nợ trần, tôi còn phải đóng hết vai trò Trời ban cho sinh sống trên đời. Sau 25 năm rút kinh nghiệm trong dinh dưỡng trước là để lo cho bản thân khỏe mạnh, sau là để giúp cho những người bệnh chung quanh mình, tôi cần phải viết để nói lên lòng tri ân sâu xa đối với Tiên sinh Ohsawa và bà Lima phu nhân, hai vị đã làm cho tôi tái sinh.

Sau phần mở đầu, tôi sẽ trình bày những món ăn pha chế dựa theo nguyên lý Âm Dương mà không đi xa lề lối cổ truyền Việt Nam. Vì tôi nhận xét người Âu Mỹ rất ưa chuộng món ăn Việt Nam mà họ cho là lạ miệng và dễ tiêu, còn người mình lại không muốn bỏ món ăn quê hương dù đã phải xa xứ từ nhiều năm. Ai đi qua các tiệm thực phẩm Việt Nam mở đầy rẫy ở các tỉnh lớn tại các nước Âu Mỹ mà không ngừng lại nhìn các món chả giò, bánh cuốn, bánh ít, bánh chưng, bánh tét, bánh bò tăm… Còn ở nhiều gia đình Việt Nam, họ vẫn không quên kho cá tộ thêm rau răm với tôm, kho gà với gừng, những mùi vị quê hương mà bà mẹ chúng ta đã nấu nướng cho ta từ tấm bé.

Sách dưỡng sinh (macrobiotique) của người Âu châu và Mỹ châu viết rất nhiều, có bán khắp nơi. Cách nấu nướng của họ cũng đúng quân bình Âm Dương, và các món ăn của họ cũng rất ngon. Tôi mong cuốn sách nhỏ bé này cũng đủ giúp được các bạn nấu nướng các thức ăn rất ngon và bổ dưỡng mà không đi xa lối nấu nướng cổ truyền, các thức ăn đúng quân bình đó sẽ đem lại sức khoẻ cho các bạn.

Trong phương pháp dưỡng sinh, ngũ cốc là thức ăn chính, mà ở Việt Nam ta chỉ có gạo, kê, bắp, nếp, còn ở Âu Mỹ thì họ có nhiều thứ hơn: ngoài gạo bắp họ còn có lúa mì5 (blé), các loại lúa mạch6, hắc mạch7 (sarrasin), yến mạch8 (avoine), lúa mạch đen9 (seigle), đại mạch10 (orge), lúa mì nâu11 (épeautre), v…v…

Bây giờ ta đã định cư ở xứ người thì nên dùng các thực phẩm của họ, nên tránh các thực phẩm nhập cảng từ xa đến. Ở đâu cũng có các loại cây cỏ trồng trong xứ, như bầu, bí, rau quả (légumes). Về gạo thì có trồng ở Camargue, tại miền Nam nước Pháp.

Trong phương pháp dưỡng sinh, thức ăn nên tránh nhất là đường trắng, mà chúng ta lại là dân hảo ngọt, chè bánh liên miên. Thay vì dùng đường, ta có thể lấy mạch nha thế vào, vì nó là đường làm bằng ngũ cốc, hoặc dùng trái cây khô, như nho khô.

Những thứ ở ngoại quốc chưa làm được như bánh tráng, bún tàu chẳng hạn, thì ta đành phải mua ở các tiệm Tàu hoặc Việt Nam. Muối nên mua ở các tiệm thực phẩm dưỡng sinh. Nước tương (tamari) và tương hột, tương đặc (miso), nếu không tự làm được thì cũng phải mua ở đó, vì ở các nơi pha chế, (Nhật Bổn, Bỉ…) có sự kiểm soát của nhà chức trách dinh dưỡng. Nước mắm nguyên chất như ngày xưa bây giờ không còn mua đâu ra, vì nay chỉ còn toàn thứ nước mắm pha chế có thêm hóa chất nên không đúng dinh dưỡng.

Cơm Việt Nam có đủ mùi vị chua cay mặn đắng. Chua thì có thể dùng chanh thay vì dấm, cay dùng gừng, nên tránh ớt, tiêu, tỏi (tỏi có thể dùng hành thế vào.) Tỏi sống ăn nhiều hôi miệng, các phụ nữ không nên dùng vì một mỹ nhân kiều diễm khi cười duyên dáng mà miệng hôi mùi tỏi thì làm cho giảm bớt sự ngưỡng mộ của phái nam. Tiêu ớt cay nồng hại gan, làm khó tiêu khó ngủ. Dùng gừng vừa ấm lại vừa thơm. Ðừng ăn mặn quá mà hại thận vì thận là chủ chốt trong bộ máy tuần hoàn của cơ thể. Muối nêm vào các thứ rau quả (légumes) vừa nấu chín làm cho vị món ăn ngọt ngào thêm còn nêm tương thì ít ngon bằng.

Khi làm món ăn, người nấu ăn muốn món ăn hỗ trợ điều trị bệnh có hiệu quả thì phải có tinh thần phục vụ, vui vẻ hiền hòa đầy lòng vị tha, thì điển lành của bàn tay mình cũng góp một phần quan trọng vào trong công cuộc hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh cho người bệnh. Người nấu ăn nên có tinh thần như người mẹ sắc thuốc cho con vậy.

Tôi thích nấu ăn lắm, khi gặp ai tôi mời ăn là tôi nghĩ làm sao cho họ vui thích, nên món ăn tôi nấu mặc dầu rất đơn sơ giản dị mà ăn vào họ cũng cứ khen ngon, và sau đó không thấy khó chịu ở bụng, mà tinh thần lại sảng khoái.
Món ăn theo ý tôi phải trình bày rất ngoạn mục. Ông Ohsawa khi dạy tôi nấu ăn thường bảo tôi: “Peignez sur vos aliments.” (bà hãy trang trí các món ăn như vẽ một bức tranh). Trong rau cỏ có đủ các thứ màu sắc giúp ta tô điểm món ăn hấp dẫn làm ai cũng thèm ăn, khi ăn ngậm vào thấy khoái khẩu thơm ngon và sau bữa ăn nghe trong người nhẹ nhàng khỏe khoắn, đi đứng không biết mệt, ngủ ngon giấc.

Ấy là ba bí quyết nấu ăn của người theo thuật pháp dưỡng sinh. Ước mong các quán ăn dưỡng sinh đều có tinh thần trách nhiệm như kể trên thì nơi đó chính là những dưỡng đường cho thực khách.
Tôi xin nhắc thêm, khi ăn theo số 7, chỉ gồm có ngũ cốc và ít muối mè, (còn vỏ, rang thơm, trộn với muối giã nhuyễn, tỉ lệ trung bình 1 phần muối 10 đến 12 phần mè), nhai kĩ, uống nước trà nóng, hơi xa bữa ăn. Mỗi ngày uống chừng ba cốc nước (khi khát mới uống). Ăn uống như thế chẳng khác nào uống món thần dược hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh tật nhanh chóng nhất, kể cả bệnh nan y. (Xem cuốn sách trứ danh của Bác sĩ Mỹ J.B.Anthony Sattilaro nhan đề: Rappelé à la Vie: Une guérison du Cancer, xuất bản tại Pháp, 1983, Calmann Lévy). Ăn uống theo số 5, số 6, bệnh tật cũng có thể lành trong vòng vài ba tháng.

Theo kinh nghiệm cho tôi biết (trên kia đã có nói đến rồi, đây xin nhắc lại và bổ túc thêm) thì một bữa ăn tiêu chuẩn gồm có:
a. 60% ngũ cốc,
b. 20% rau quả (légumes), vừa nấu chín hoặc vừa trụng12 sơ, rau xanh như xà lách, rau dền13 (épinard), xà lách xon (cresson), cải bẹ xanh, v…v…
c. 10% rau đậu (légumineuses), đậu Ấn Độ14 (pois
chiche), đậu lăng15 (lentille), đậu đỏ, đậu đen…
d. 5% rong biển (hoặc nướng hoặc nấu mềm)
e. 5% xúp.
Có thể ăn thêm các thứ dưa muối (pickles).
Ðó là bữa ăn cho những người ăn chay trường, còn những người “ăn mặn16” có thể dùng mỗi tuần 1 lần hoặc 2 lần cá, tôm tươi, sò hến, các thứ thịt của các loài động vật.

Khi có khách, muốn đãi đằng những người không quen ăn dưỡng sinh thì ta có thể dùng gà vịt nuôi theo thiên nhiên ngoài trời. Trong một bữa cơm như thế ta có thể dùng 1/8 thịt cá.

Còn tráng miệng thì dùng trái cây hiện có trong xứ như táo tây (pommes), dâu tây (fraises), trái cây khô như nho khô, hột dẻ, đông sương (agar-agar). Những người bệnh nặng tuyệt đối nên tránh dùng trái cây (chất Âm cản trở sự phục hồi quân bình).

Có người phê bình ăn dưỡng sinh sẽ thiếu chất đạm, thiếu sinh tố B12 lấy trong thịt. Trâu bò ăn toàn cỏ mà sao nó mạnh khỏe to béo thế. Nhưng chất đạm cũng có trong tàu hủ, tàu hủ ki, mì căn, tương hột làm bằng đậu nành, tempé, natto (bột cá), miso (tương đặc), nước tương tamari hay các thứ rau đậu (légumineuses). Trong phần sau là những món ăn17 (recettes) tôi pha chế theo cổ truyền Việt Nam có tính cách dinh dưỡng để giúp các bạn dùng trong bữa ăn cho ngon lành mà không thấy thiếu thốn mùi vị quê hương.

Bài viết liên quan