Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm Âm Dương theo thực dưỡng Ohsawa – Thực dưỡng khuyên bạn nên ăn thức ăn thuận theo tự nhiên, thực phẩm không hóa chất và hãy lắng nghe sức khỏe của bản thân, thời tiết ngoài trời để lựa chọn thực phẩm có lợi nhất cho sức khỏe.
Trong thực dưỡng Ohsawa bắt nguồn từ Nhật Bản có phân định ra thực phẩm mang tính Âm, tính Dương. Nó hơi khác với quan điểm của Việt Nam về tính nóng, tính lạnh của sản phẩm. Thông thường, moi người hay hiểu thực phẩm nóng là các loại như gừng, tiêu, ớt, mít. Thực phẩm lạnh bụng như ốc, ngao, hến… Trong thực dưỡng thì khác, tính Âm Dương được phân biệt dựa trên bản chất của sản phẩm, không có cái nào tốt, cái nào xấu. Chỉ là nên ăn chúng một cách cân bằng.
Xác định tính Âm Dương của thực phẩm dựa trên những yếu tố sau:
- Tác động của nó lên cơ thể con người
- Thực phẩm ở vùng miền nào, thời tiết vùng miền đó ra sao
- Tốc độ phát triển của thực phẩm, cách thức phát triển
- Hàm lượng Natri, Kali trong đó
- Thực phẩm mang tính Âm
Là những loại nhiều nước, mềm, dẻo, khả năng trương nở lớn, tốc độ phát triển nhanh ví dụ như:
- Các loại cà, khoai tây, măng, giá, nấm. Thực dưỡng chỉ khuyên dùng nấm đông cô ở dạng khô, vì nấm mang tính Âm, nếu được phơi dưới nắng mặt trời sẽ trở lên quân bình.
- Dưa leo, bắp chuối, khoai, mồng tơi, bầu, đậu ve, đậu đũa, rau dền
- Các loại gia vị cay nóng như gừng, tiêu, ớt, tỏi, rau răm
- Các loại nước đá, kem lạnh, đồ uống có ga, bia, nước khoáng, nước lọc
- Trái cây vùng nhiệt đới
Nói chung, là những loại mọc nhanh trên mặt đất, nhanh lớn, khi nấu nhanh chín là Âm. Ví dụ như đậu xanh nhanh chín hơn đậu đỏ, vi thế đậu xanh Âm hơn. Các loại củ như ngưu bàng, củ sen mọc thẳng xuống đất, lớn chậm, khi nấu lâu chín sẽ Dương hơn.
2. Thực phẩm mang tính Dương
Là những thực phẩm có sức sống mạnh mẽ, rắn chắc, khi nấu lâu chín. Ví dụ như dầu mang tính Âm, nhưng dầu mè (vừng) là loại Dương nhất trong các loại dầu vì được làm từ hạt mè (vừng) nhỏ bé, rắn chắc. Gạo lứt đỏ thì Dương hơn gạo lứt trắng vì nó cứng hơn. Thịt cũng được gọi là thực phẩm mang tính Dương nhưng không được khuyến khích dùng vì khi ăn sẽ khó tiêu, nhiều bệnh và cơ thể sẽ trở lên nóng tính hơn. Vis dụ về thực phẩm Dương như:
- Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, hạt kê, gạo mì đen, bo bo (ý dĩ), ngô
- Các loại đậu như đậu đỏ, đậu gà, đậu lăng
- Các loại củ như củ sắn dây, ngưu bàng, cà rốt, khoai mài, củ sen, nhân sâm, đinh lăng
- Cà phê thực dưỡng, sữa thảo mộc, trà củ sen, bồ công anh, muối biển
Nếu như bạn ăn nhiều thịt (cực Dương), bạn sẽ thèm trái cây, nước ngọt, bia để trung hòa. Nhóm Cực Dương này gồm nhiều chất Protein Phức Tạp (Complex Protein), đối nghịch với nó là Đường Đơn (Simple Sugar) ở nhóm Cực Âm. Khi nhu cầu trung hòa không được thỏa mãn, cơ thể sẽ rút khoáng chất từ xương, nội tạng để cân bằng. Và một khi lượng dự trữ cạn kiệt, nhiều bệnh sẽ xuất hiện như thoái hóa, đau nhức, sưng, sốt…
Thực dưỡng Ohsawa đã nghiên cứu rằng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt là thực phẩm có tỉ lệ Ka/Na xấp sỉ 5/1, có tính cân bằng Âm Dương tốt nhất. Chúng ta cần yếu tố Âm để phát triển, để lớn, để to béo. Nhưng hãy nhớ rằng lấy gạo lứt làm thực phẩm thiết yếu hàng ngày.
Theo dõi phân và nước tiểu hàng ngày để xem mình ăn uống đã đúng cách chưa
Một người ăn uống quân bình sẽ đi đại tiện 1 ngày/ lần, phân có khuôn lọn, chặt, màu vàng sẫm, ít hôi thối và nổi trên mặt nước.
Nếu phân màu nâu đậm, khô cứng tức là đã ăn quá Dương như ăn mặn, nhiều thịt, đồ chiên nướng. Trái lại, nếu phân nhão lỏng màu xanh là đã ăn quá Âm (nhiều trái cây, nhiều nước, nhiều rau xanh)
Người ăn thực dưỡng quân bình, đường tiết niệu hoạt động tốt, trong 24h, người nam không tiểu không quá 3-4 lần, và người nữ không quá 2-3 lần. Nước tiểu có màu vàng như bia.
Nếu đi tiểu nhiều, nước tiểu màu quá nhạt hoặc trắng trong là do thừa Âm, thận bị giãn nở và có thể là triệu chứng bệnh tiểu đường.
Đau ốm bệnh tật là do ăn thực phẩm không quân bình. Hãy nấu những món ăn đơn giản và bạn biết chắc về yếu tố Âm Dương để chế biến chúng sao cho có lợi nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.