Nấm đông cô là một loại nấm có dạng như cái ô, đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Ở Nhật Bản và Trung Quốc, nó được dùng như một vị thuốc quý từ hàng nghìn năm nay do có tác dụng tăng cường khí lực, kích thích tiêu hóa.
Công dụng:
Nấm đông cô có chất d-Eritadenine (còn gọi là lentinacin, lentsine, đôi khi viết tắt là DEA) và hợp chất đường liên phân tử glucans beta giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu
Lentinan trong nấm có có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch (như tế bào lympho ở máu ngoại vi) làm tăng sức đề kháng. Nó cũng kích thích các “tế bào sát thủ tự nhiên” trong cơ thể để chúng tấn công những tế bào ung thư.
Các nhà khoa học Nhật cũng đã tiến hành những nghiên cứu khoa học về các tác dụng chống virus của nấm đông cô. Kết quả là lượng chất LEM trong loài thực vật này giúp tạo ra kháng thể chống virus viêm gan B. Trong số 40 bệnh nhân viêm gan B mạn tính đã được uống LEM 6 g/ngày trong 4 tháng, tất cả đều giảm triệu chứng viêm gan, có 15 người hết sạch virus B. Chất LEM còn làm chậm sự tiến triển của ung thư gan, bảo vệ tế bào gan.
Nấm đông cô giúp ngăn chặn quá trình sản xuất phân tử bám vào, giúp bảo vệ các mạch máu.
Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu, trẻ em suy dinh dưỡng, người già yếu
Cách dùng:
+ Ngâm nấm khô vào nước nóng khoảng 50oC, cho nấm vào ngâm nở.
+ Cắt bỏ gốc, ngâm vào nước muối cho sạch
+ Khi nấu canh thả nấm đông cô khô vào ngay từ đầu để nấm tiết chất ngọt ra và thấm các vị khác.
+ Dùng để nấu canh dưỡng sinh cùng với củ ngưu bàng, củ cà rốt, củ cải trắng