Hướng dẫn cách làm bột sắn dây ta ngon – Bột sắn dây được kết xuất từ củ sắn dây, sau khi nghiền kỹ, lọc 26 nước lấy tinh bột, phơi khô. Với vị ngọt cay, tính mát; Sắn dây được dùng như một loại thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt
1. Mài xát sắn dây thành cháo bột
Có thể dùng các dụng cụ khác nhau để mài xát sắn thành cháo bột. Dùng hai tay mài sát củ sắn trên bàn mài xát sắn thủ công có tấm kim loại đột gai. Sử dụng bàn xát sắn tay quay có tấm kim loại đột gai gắn trên trục quay. Chậu hứng cháo bột có nước ngập mặt dưới của tấm kim loại đột gai để làm sạch mặt mài. Ngày nay chúng ta có thể dùng máy nghiền củ sắn.
2. Lọc bã sắn dây
– Cứ một phần cháo bột dùng bốn phần nước để lọc bỏ bã sắn. Vi lọc càng mịn thì tinh bột sắn thu được càng đẹp. Vi lọc được căng thành vỏ hoặc may thành túi cho dễ lọc. Tinh bột cùng với nước lọt qua vi lọc tạo thành dịch bột. Hứng dịch bột vào bể lắng.
3. Lắng thu hồi tinh bột sắn
Đơn giản có thể dùng ni lông lót trong sọt thồ để lắng. Nếu ít, có thể dùng chậu lắng, rửa tinh bột.
– Bể lắng có dạng nằm, rộng đáy, không quá cao. Nếu là bể chuyên dùng để chế biến tinh bột sắn, cần có vòi xa cách đáy 10 – 15 cm. Lắng bột ít nhất 12 giờ (thường đề lắng qua đêm), khi bột đã lắng chắc dưới đáy bể, dùng ống cao su ống nhựa hoặc vòi x để gạn nước trên bề mặt bột. Khi gạn nước không làm xáo động tinh bột.
– Dùng nước sạch để rửa bề mặt tinh bột. Nước rửa bề mặt bột được pha vào dịch bột của mẻ sau nhằm tận thu bột. Sau đó, xúc tinh bột ra để bo qun. 2,5 – 3 kg củ sắn tưi cho 1 kg tinh bột ướt. Tỷ lệ tinh bột thu được phụ thuộc nhiều vào mức mịn của cháo bột, kỹ thuật lọc bã và thao tác gạn lắng tinh bột.
– Giai đoạn này mới là giai đoạn quan trọng đây: Bột sắn được khuấy đều với nước rồi lọc qua 100 lớp vải màn xếp chồng lên nhau. (Bột đen và các loại tạp chất khác sẽ lắng nằm trong các lớp vải màn này). Bột sau khi lọc để lắng, sau đó chắt bỏ nước mặt. Bột cho vào một túi vải dầy, chuyển sang máy vắt nước li tâm tốc độ cao. Lúc này bột tương đối khô. Bẻ bột thành miếng nhỏ cỡ 3cm *1 cm xếp vàp các khay nhôm, đưa vào lò sấy ướt. Nhiệt độ trong lò sấy ướt khoảng 30-40 độ C và quạt mát phải chạy suốt ngày đêm. Sau 05 ngày bột được chuyển sang lò sấy khô. Nhiệt độ trong lò sấy từ 70-80 độ C. Sấy cho đến khi bột khô. ẩm kế trong lò sấy <2%, thì lấy bột ra chuẩn bị đóng gói.
4. Cách làm bột ướp hương hoa bưởi:
Hoa bưởi phải chọn hoa mới nở, cánh hoa khô. Tách cách hoa ra khỏi đài và nhụy. Trộn đều cánh hoa bưởi với bột đã sấy khô trên, sau đó đem cả bột đã trộn hoa vào buồng sấy khô. Sấy cho đến khi ẩm kế đạt <2 % thì mang ra sàng sẩy để sấy bụi và tách cánh hoa bưởi và chọn lấy hạt bột to đóng gói.
Ngoài giờ đi làm trong cơ quan nhà nước ra, để tăng thu nhập kinh tế gia đình tôi đã chọn thêm nghề tay trái này tuy vất vả một chút, nhưng mối khi có khách hàng phản hồi là thích bột sắn do tôi làm ra vì nguyên chất, giòn khô, thơm mát, mịn mượt, thì tôi cảm thấy rất vui. Tôi biết rắng để làm được bột sắn ngon đòi hỏi người thợ nghề phải có tâm thì mới làm được bột ngon và đạt chất lượng.
Có nhiều người vì chạy theo lợi nhuận, chạy theo số lượng đã sử dụng phụ gia để tẩy trắng bột. Hoặc ngâm bột không đủ nước (không thay đủ lượt nước), thì bột thường có màu trắng nhìn kỹ thì ánh hanh vàng hoặc xanh. Khi nếm bột ở trong miệng thì cảm đấy có độ ngái. Ngửi bột thấy có mùi lạ. Bột tinh chất thì màu trắng đục, không mùi (nếu thêm hòa bưởi thì có mùi thơm mát), không vị, tan mượt trong miệng.
Đây là một nghề trong những nghề tôi muốn chia sẻ đến những ai muốn tìm cho mình một công việc để cải thiện thêm thu nhập cho mình hay các mẹ muốn làm một chút bột sắn dùng cho con, cho gia đình mà không tin tưởng khi đi mua bên ngoài.
Hi vọng rằng các bạn sẽ làm tốt sẩn phẩm của mình. Bột sắn dây khi mua về dùng, các mẹ nên để trong hộp kín để bột không bị ẩm. Bột sẽ giữ được lâu, không mốc. Bột sắn dây rất tốt để phòng những bệnh táo bón, kiết lị, tiêu chảy, nhiệt miệng, cho các bé. Đặc biệt giải độc rượu cho các quý ông hay “la đà”.
hongyan_ruan