Gạo lứt rang phòng ngừa bệnh loãng xương

Gạo lứt rang phòng ngừa bệnh loãng xương – Nên hạn chế các đồ uống chứa caffein và hành củ vì những thực phẩm này làm tăng quá trình bài tiết canxi của cơ thể. Ngoài ra, nên tránh lạm dụng đồ uống có cồn như bia, rượu vì chất cồn sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng hấp thu canxi của ruột.

Gạo lứt rang phòng ngừa bệnh loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh thường gặp và khá nguy hiểm, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa. Sau đây là một số phương pháp giúp bạn có bộ xương khỏe mạnh:

1. Bổ sung canxi qua thực phẩm

Các thực phẩm giàu canxi:

– Gạo lứt rang tạo kiềm dương, khử axít cho máu, phòng hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương rất hiệu quả

cách rang gạo lứt dùng để ăn*Cách rang gạo lứt dùng để ăn

Nấu cơm gạo lứt chín bình thường.  Xới cơm ra mâm phơi khô.  Khi phơi cơm gao lứt, phải trở cơm thường xuyên mới khô đều và cơm rang được dòn.  Mỗi ngày phơi cơm, chiều mang vô, mai phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài sương.  Nhớ đậy cơm phơi bằng vải mỏng để tránh bụi và các con vật nhỏ không bám vào cơm.  Phơi cơm ba nắng gắt, đến nắng thứ ba, lấy gạo đang phơi còn nóng đổ vô chảo đang nóng để rang thì gạo mới dòn và xốp.  Rang gạo đến khi hạt gạo vừa vàng và thơm thì tắt lửa và đổ gạo đã rang vào một xoong sạch, đậy nắp liền, gạo sẽ thơm.   Đậy nắp khoảng 30 phút trở lên, khi sờ tay thấy gạo còn ấm, không phỏng tay, cho muối hầm vào (lượng muối hầm bao nhiêu cũng được), đậy nắp lại.  Khi gạo nguội hoàn toàn, đổ ra vợt rây, bỏ muối, lấy gạo.  Chú ý, nếu cho muối hầm vào gạo còn nóng thì gạo sẽ hút nhiều muối, không được.  Nếu cho muối vào gạo đã nguội thì gạo sẽ không thấm được muối.  Nếu răng yếu, có thể xay gạo rang  thành bột rồi cho nước nóng vào để ăn; hoặc không xay thành bột thì có thể ăn bằng cách ngậm gạo lứt rang trong miệng cho mềm, rồi nhai cho đến thành nước, mới được nuốt.

– Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua, phomát…

– Cá, nhất là cá mòi, cá thu (nên dùng cả xương).

– Các loại rau củ hạt: xúp lơ xanh, cải xoăn, củ cải đường, rau xanh đậm, hạt đậu nành.

Cả phụ nữ và nam giới ở tuổi trung niên đều cần trung bình 1.000 mg canxi mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên thành 1.500 mg đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh và nam giới độ tuổi sau 75. Trên thực tế, phần lớn mọi người đều không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày. Vì vậy, việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi là rất cần thiết. Tại mỗi thời điểm, cơ thể chỉ hấp thụ một lượng canxi nhất định, vì vậy nên chia nhỏ các thực phẩm giàu chất này thành nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, cũng cần bổ sung vitamin D, để giúp canxi được hấp thu tốt hơn.

2. Tập thể dục đều đặn

Việc luyện tập đều đặn 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sự cân bằng và duy trì độ dẻo dai của hệ thống xương, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương ở người lớn tuổi.

3. Khám định kỳ

Nên đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương định kỳ. Đây là cách duy nhất giúp bạn phát hiện sớm bệnh loãng xương. Cũng nên để ý tới chiều cao của mình. Sự giảm chiều cao vài phân là dấu hiệu đầu tiên của chứng mòn đốt sống và loãng xương.

4. Bỏ hút thuốc lá

Theo thống kê của các tổ chức y tế, trong số những phụ nữ mắc bệnh loãng xương trên toàn thế giới, 1/8 có tiền sử hút thuốc một thời gian dài. Ở nam giới, việc hút thuốc thường xuyên cũng làm tăng 10 lần nguy cơ loãng xương và tăng 2 lần nguy cơ gãy xương cột sống và xương hông. Hút thuốc còn khiến vết gãy ở xương khó phục hồi.

5. Chữa ngay chứng trầm cảm

Ở những phụ nữ mắc chứng trầm cảm, nguy cơ giảm mật độ xương vùng cột sống và hông cao hơn hẳn so với những người có cuộc sống tươi vui, hạnh phúc. Nguyên nhân là do khi bị trầm cảm, cơ thể sẽ sản xuất nhiều cortisol, một hoóc môn liên quan đến stress. Chất này làm giảm lượng chất khoáng trong cơ thể.

Thanh Niên

Bài viết liên quan