Ăn chay, xu thế của thời đại mới – Từ năm 1980, ở nhiều nước phát triển công nghiệp, dân chúng đã bắt đầu bớ tăn thịt, trước khi có bệnh nảo xốp của bò (bệnh bò điên).
Người ta bớt ăn thịt vì không có nhu cầu về năng lượng. Trước kia, thịt được đề cao vì giá trị dương dưỡng cao. Ngày nay nói đến thịt người ta nghĩ ngay đến hormor tăng trưởng, đến kháng sinh tồn lưu trong thịt. Ăn thịt nhiều là tiêu thụ mỡ, lượng mỡ thừa tạo nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Và gần đây nhất bệnh bò điên cũng góp phần không nhỏ vào sự xuống dốc của tiêu thụ thịt bò. Con người phút chốc lại tự nguyện giảm lượng thịt bò là một điều tốt, đáng mừng vì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm.Ở Vương Quốc Anh, hơn 20% dân chúng đã ăn rau thay thế thịt bò. Như vậy hơn 20% dân chúng nước Anh đã «ăn chay» tự nguyện.
Ở Pháp, cũng có phong trào ăn chay để bảo vệ sức khỏe, chống sát sinh, bảo vệ môi trường. Theo điều tra Insee (Pháp) 66% những người không thích ăn thịt, nêu lý do an toàn thực phẩm và sức khỏe; ăn thịt nhiều là sử dụng nhiều chất béo tạo nguy cơ hormor và các kháng sinh lưu tồn, đã dùng để nuôi súc vật và có nguy cơ bị bệnh bò điên.
Dân chúng Pháp cũng tẩy chay thịt ngựa, sau một dịch sán cho giun xoắn (TrichinellaSpiralis) đã xảy ra cuối năm 1970.
* Lợi ích của chế độ ăn chay:
Ăn chay, là ăn tất cả các loại rau quả, ngũ cốc, thực vật thiênn hiên, tất cả các loại trái cây, sữa động vật, dầu thực vật.
– Ăn chay để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, tránh hiễm độc thịt động vật. Chất béo của mỡ động vật, nếu dùng nhiều làm tăng cholestorol huyết, dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp. Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam đã khảo sát 26 nghìn con gà của 23 hộ chăn nuôi, nhận thấy 60% mẫu thịt có tồn dư tétracylin, 87,5% mẫu tồn Ampicilinvà 100% mẫu tồn chloramphénicol. Trong đó lượng kháng sinh cao nhất phá thiện trong mẫu đối với Tetracylin là 7,8 phần triệu (ppm), đối với chloramphenicol là 27,5ppm và đối với Ampicilin là 112ppm. Lượng kháng sinh tồn dư quá cao. Người tiêu dùng phải ăn một liều lượng kháng sinh quá mức vào cơ thể.
– Ăn chay tránh được sự nhiễm độc thịt:
Ăn chay tránhđược sự nhiễm độc thịt lại ăn được nhiều Vitmin, diệp lục tố, dễ tiêu hóa tránh được tác hại của nạn rượu thịt.
– Ăn chay góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Ăn chay không những không sát hại động vật, mà còn cứu lấy sự sống của chúng.
* Các nghiên cứu về chế độ ăn chay.
Các công trình nghiên cứu của Hardings và Thụy Điển so sánh chế độ ăn của nhóm người ăn chay tuyệt đối, nhóm người ăn chay có sữa so với chế độ ăn thông thường, nhận thấy:
– Một chế độ ăn chay tuyệt đối hợp lý, cân đối có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể về năng lượng, về các chất dinh dưỡng cần thiết glucid, protid, lipid, cácVitamin và các khoáng chất.
– Protein:một hỗn hợp 2–3 phần ngũ cốc với một phần đậu đỏ cung cấp một nguồn chất đạm tương đối tốt. Chất lượng đậu nành có giá trị tuyệt đối như Protéin động vật và còn có nhiều ưu thế hơn.
– Chất béo: Tổngsố chất béophụthuộc vào cách nấu nướng. Chế độ ăn chay thường có số lượng chất béo thấp hơn thông thường, nhưng tỷ lệ acid béo không no so với acid béo no cao hơn. Điều này thuận lợi cho phòng ngừa và điều trị các rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường và bệnh tim mạch. Tỷ số cholesterol thấp trong chế độ ăn chay so với ăn thường.
– Vitamin: Vitamin B12 chỉ có trong thức ăn động vật (vitamin B12 do vi khuẩn tạo ra trong dạ dày động vật nhóm nhai lại). Do đó, người ta cho rằng ăn chay tuyệt đối sẽ thiếu Vitamin B12, nhưng trên thực tế người ăn chay không thiếu B12 mà theo kinh nghiệm lâm sàng cho thấy một chế độ ăn chay tuyệt đối nhưng cân đối và hợp lý sẽ đáp ứng nhu cầucơ thể vànănglượng,về các chất dinh dưỡng như Protid–Glucid Lipid và khoáng chất cũng như Vitamin kể cả VitaB12 Theo nghiên cứu của Thụy Điển (ĐạihọcLund) cho thấy chế độ ăn chay tuyệt đối chứa nhiều acid folic, còn vitaminB12 thấp hơn, đạt0,3 – 0,4mcg/ngày, nhưng cũng vừa đủ liều lượng Vitamine B12 cung cấp trung binh trong ngày.
– Khoáng chất: Chế độ ăn chay cung cấp vượt nhu cầu về khoáng chất. Những hàm lượng sắt ở người ăn chay tuyệt đối thấp hơn người không ăn chay. Vì vậy, người ăn chay mà thếu sắt, cần phải sử dụng têm nhiều rau lá xanh đậm, ngũ cốc lức, ăn nhiều trái cây (vitamin C tăng hấp thu sắt), hay ngũ cốc bổ sung sắt.
Năm điều cần biết để thực hiện ăn chay hợp lý.
Ăn chay có thể tốt cho sức khỏe, nếu thực hiện chế độ ăn hợp lý:
– Phối hợp các thức ăn, nhiều loại rau quả. Trong một bữa ăn cần phối hợp:
Đậu khô và ngũ cốc
Rau cải tươi với đậu cóchứa dầu.
Rau cải rất nghèo protein, so với thịt và chứa không đầy đủ các acidamin thiết yếu. Do đó cần phải phối hợp các thức ăn:
❒ Mìnui (macaroni)với rau cải.
❒ Cơm với đậu, tương,chao,tàu hủ.
❒ Cần bổ sung sữa, bánh flan, sữa chua.
– Ăn thức ăn toàn vẹn (không xay xát quá mức) Sử dụng thức ăn toàn vẹn:gạo lức, đậu xanh hột còn vỏ lụa giàu sợi (celluloz) và muối khoáng, đảm bảo cân bằng cho cơ thể. Nhưng hơi bất tiện: thức ăn toàn vẹn hơi khó tiêu.Vì vậy phải dùng ít lúc ban đầu, dần dần tăng lên. Phải nấu lâu hơn cho thức ăn mềm hơn.
– Cần bổ sung chất sắt:
Chất sắc thực vật không được cơ thể hấp thu dễ dàng. Cơ thể chỉ hấp thu 3% chất sắt trong rau cải, trong khi cơ thể hấp thu đến 15% chất sắt trong thịt.
Để đề phòng thiếu sắt, nên cung cấp vitamin C cho cơ thể (cam chanh, rau xanh, bắp cải, ngò…) và bổ sung cho khẩu phần ăn các thực vật giàu chất sắt (sò, ốc, tôm, cua, gạo lức, đậu khô như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu huyết).
– Nên thường xuyên thay đổi thức ăn:
Ăn đủ loại rau cải. Nước ta có nhiều trái cây, rau cải quanh năm. Nên thay đổi rau cải ở mỗi bữa ăn, để có đầy đủ vitamin và khoáng chất. Nên dàn hưu tiên cho đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, giá) rất giàu protéin.
– Rắc lên thức ăn mè, đậu phộng (lạc):
Ta có thể tăng giá trị dinh dưỡng các món ăn bằng cách rắc lên mặt thức ăn đậu phộng, mè (rất giàu lecithin, chất chống lại cholesterol xấu).
* Kết luận:
MichelLecerf chuyên viên dinh dưỡng viện PasteurLille (Pháp), có nhận xét: “Nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng, chế độ ăn chay, ăn rau quả không ăn thịt, không có gì bất lợi cho sức khỏe. Ăn chaycó thể điều chỉnh chế độ ăn uôïng của người phương Tây: ăn quá nhiều thịt, nhiều chất béo, mà lại thiếu chất xơ, rau quả tươi”.
…Tại Manchester (Anh) một ngày lễ đại quy mô Végfest 1997 được tổ chức để đề cao chế độ ăn chay, để phổ biến cách nấu thức ăn chay do đầu bếp trưởng nổi tiếng của CookerySchool. Hiệp hội Người ăn chay Vegetarian Society thành lập vào năm 1847, nay đã có được 4 triệu thành viên. Mục đích của Hội là “không sát sinh, cải thiện cuộc sống, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ môi trường”.
Ăn chay là xu thế hiện nay, đã trở thành một phong trào của mọi tầng nhân dân trên thế giới. Ăn chay thể hiện một cách sống, một chế độ ăn uống không thịt nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.
(Theo Báo Thuốc Và Sức Khỏe số 97 ngày 1/8/1997).
Theo nhận định trên đây, thì cũng phù hợp với lời dạy của Đức Chí Tôn đã dạycách đây hơn nửa thế kỷ rằng:
«Cao lương mỹ vị hại thân phàm»
Ăn chay để có được sức khỏe, để có cuộc sống an vui.
«Nếu muốn an vui theo lẽ Đạo,Từ từ đừng vọng vị cao lương.»
Như vậychúng tan hận thấy rằng ngày nay ăn chay không còn trong phạm vi tôn giáo, mà đã xâm nhập vào các tầng lớp phi tínn gưỡng với nhiều mục đích khác nhau.