Đỏ mắt – cườm mắt – mắt kéo mây
Nhỏ dầu mè lâu năm, mỗi lần 2 giọt, một ngày 3 lần.
Bệnh cườm mắt (cườm khô) y học gọi là đục thuỷ tinh thể. Đó là hiện tượng thuỷ tinh thể mất đi sự trong suốt bình thường của nó. a/ Nguyên nhân – Đục thuỷ tinh thể gặp ở người già: nguyên nhân chưa rõ nhưng người ta cho rằng đó là một phần của sự lão hoá. – Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh: thường xảy ra do trong quá trình mang thai bà mẹ bị nhiễm trùng như bị nhiễm rubella; do tác dụng của một số thuốc bà mẹ dùng trong lúc mang thai; do trẻ bị hội chứng Down… – Đục thuỷ tinh thể do chấn thương mắt, dị vật đâm vào thuỷ tinh thể. – Đục thuỷ tinh thể ở bệnh nhân bị đái tháo đường. – Các nguyên nhân gây đục thuỷ tinh thể khác như: dùng corticoid kéo dài; ngộ độc naphtalene, nấm mốc; do điện giật; do tia X; do tia hồng ngoại, tử ngoại; do sóng vi ba… b/ Triệu chứng – Triệu chứng chính là thị lực giảm từ từ, bệnh nhân bị loá mắt khi ra chỗ có nguồn sáng mạnh, nhìn màu sắc bị xáo trộn như nhìn màu đỏ, màu vàng, màu cam nổi rõ, màu xanh bị mờ đi.
Mắt kéo mây Đại cương – Là 1 loại bệnh thường gặp ở màng bồ đào mắt, theo đó, người bệnh cảm thấy mắt mình như có 1 lớp màng mây có sắc trắng hoặc đen, dầy hoặc mỏng tùy tình trạng bệnh. – Thuộc các loại Ế Chướng của Đông Y như Mã Não Ế, Hoa Ế Bạch Hãm, Bạch Mạc Xâm Tình, Giải Tình Ế, Ngân Tinh Độc Hiện, Băng Hà Ế, Đinh Ế. Phân loại + Màng mây như lớp sương mù mỏng, mây nổi, sắc trắng mà non, còn nhìn thấy được con ngươi, là chứng màng mỏng và nhẹ, có thể trị được và mắt có thể sáng lại được. + Màng sắc xanh, già hoặc trắng hoặc vàng là thứ màng dầy mà còn phân biệt được sáng tối hoặc có những điểm mỏng nhạt ở 1 chỗ hoặc nhiều chỗ, hơi có sắc xanh là còn có thể trị được. Nếu thành phiến dầy, tối, không phân biệt được sáng tối là khó trị. + Nếu màng dầy mà lộ ra sắc vàng, sậm, bẩn và có dây máu chằng chịt lên như màn che đi, tuy chưa lan ra hết cả tròng đen cũng khó trị, vì màng đó đã ăn sâu vào tròng đen và sẽ hủy hoại toàn bộ tròng đen. + Chứng Hắc Châu Ế (Giải Tình Ế) là tròng đen có một hột hoặc hai hột màng, sắc đen hoặc như mắt cua. Chứng này do tròng đen đã bị vỡ, nhân mầu vàng lồi ra mà gây nên, là hậu quả trầm trọng của chứng màng mây. Hoặc tròng đen bị vỡ mà nhân mầu vàng không lồi ra thì thành chứng Nhãn Lậu Nùng Huyết, không thể trị được.