Ngưu bàng là cây gì? Ngưu Bàng, còn có tên là đại đao, á thực, hắc phong tử, thường mọc hoang và được người dân dùng nấu canh dưỡng sinh. Cả Đông và Tây Y đều sử dụng ngưu bàng làm thuốc.
Ngưu bàng là cây thảo, sống hàng năm, cao 1-1,5 m, lá mọc thành hoa thị ở gốc, mọc so le trên thân. Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, cánh hoa có màu hơi tím… Lá to rộng có hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông trắng.
Bộ phận dùng làm thuốc là quả (ngưu bàng tử), rễ (ngưu bàng căn). Theo Tây y, rễ ngưu bàng có tác dụng lợi tiểu, ra mồ hôi, thường dùng chữa tê thấp, sưng đau khớp và một số bệnh ngoài da. Theo Đông y, ngưu bàng tử vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt, giải độc…, chữa cảm cúm, viêm tuyến vú, viêm phổi, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, viêm tai giữa, mụn nhọt, sởi, đậu và một số bệnh ung thư… Do cây có tính hàn nên người tỳ vị hư hàn (lạnh bụng, ăn uống chậm tiêu, không muốn ăn, thích ăn uống ấm nóng…) không được dùng.
Ngưu bàng là một loại củ rau ngon đắt tiền của người Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó có nhiều dương tính và tạo kiềm cho máu, mang lại lợi ích cho sức khỏe, rất tốt cho người ăn chay trường và người bệnh. Ngưu bàng là một thành phần không thể thiếu trong món Tekka nổi tiếng ở các thiền viện Nhật Bản, để tạo nên sức bền bỉ dẻo dai cho sức khỏe… món ăn tekka được gọi là món ăn tượng trưng cho người quân tử siêu nhân…tekka làm khỏe tim và hết mệt mỏi. Ngưu bàng là món ăn có độ giòn ngọt, củ ngưu bàng có thể dùng như món ăn có tính chất hỗ trợ điều trị những căn bệnh như sau:
- Cung cấp các chất dinh dưỡng, các vi chất, chất xơ và chất sắt cao.
- Giảm béo, giảm mỡ và cholesterol trong máu
- Tiêu độc, giải độc và lợi tiểu
- Có tác dụng tích cực (giảm đường) với bệnh tiểu đường
- Nhuận tràng, chống táo bón, vệ sinh ruột và phòng bệnh trĩ rất tốt.
- Phòng hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
- Làm khỏe tim và hết mệt mỏi.
Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian dùng ngưu bàng:
– Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng: Ngưu bàng tử 8 g, cát cánh 6 g, cam thảo 3 g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa cảm mạo, thủy thũng, chân tay phù: Ngưu bàng tử 80 g, sao vàng, tán bột. Ngày uống 8 g chia ba lần. Dùng nước nóng chiêu thuốc.
– Trị mất ngủ do thời thời tiết. Ngưu bàng căn 20g giã nhỏ hoặc ép lấy nước, uống sau khi ăn , trước khi đi ngủ.
– Chữa phù thũng cấp tính: Ngưu bàng tử 6 g nửa sao, nửa sống, phù bình (bèo cái) sao khô 6 g. Tất cả đem tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 g. Dùng nước nóng chiêu thuốc.
– Chữa viêm tuyến vú: Ngưu bàng tử 12 g, sài đất tươi 20 g, bồ công anh 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
– Chữa nước tiểu sẻn đỏ, ít: Ngưu bàng 12g, mã đề 30g, rau sam 20g. Cho tất cả vào nồi, đổ 300ml nước đun nhỏ lửa còn 100ml, uống trong ngày. Dùng liền 5 – 7 ngày.
– Chữa mụn nhọt: Ngưu bàng tử 12 g, sài đất tươi 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g.
– Chữa viêm họng: Ngưu bàng tử 12 g, lá húng chanh 12 g, lá rẻ quạt 5 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
Hoặc có thể lấy ngưu bàng tử 12g, lá húng chanh 12g, lá rẻ quạt 5g, cam thảo đất 16g. Cho tất cả vào nồi, đổ 500ml nước đun còn 150ml, uống trong ngày. Dùng từ 3- 5 ngày.
– Chữa ung thư cổ tử cung: Ngưu bàng căn 20 g, chư thực tử 20 g. Các vị tán bột, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8 g.
– Chữa các loại ung thư: Ngưu bàng tử 20 g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa ung thư vú: Ngưu bàng tử 60 g, sao vàng tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8 g.
– Chữa ung thư đại tràng: Ngưu bàng căn 20 g, xích tiểu đậu 8 g, đương quy 12 g, đại hoàng 6 g, bồ công anh 12 g. Tất cả đem xay nhỏ hoặc tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-10 g.
– Trẻ em khóc đêm: Ngưu bàng tử tán bột mịn, băng đắp vào rốn trẻ. Ngày thay thuốc 1 lần.
Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng. Do thể trạng mỗi người khác nhau, nên khi áp dụng các vị thuốc có thể cần gia giảm bởi vậy để hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh có kết quả cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch và bốc thuốc.
BS Quang Tuấn, Sức Khỏe & Đời Sống