Gạo nếp cái hoa vàng

Gạo nếp cái hoa vàng là một loại gạo nếp truyền thống nổi tiếng ở miền Bắc, là vật dâng cúng linh thiêng. Hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường được dùng để làm bánh, đồ xôi, làm cốm, làm rượu, làm tương.

Gạo nếp cái hoa vàng

Gạo nếp cái hoa vàng

Khoa học kỹ thuật hiện đại giúp người nông dân tạo ra nhiều giống lúa nếp mới với năng suất, chất lượng cao nhưng khó có giống nào vượt nếp cái hoa vàng. Giống nếp đặc biệt này thơm ngon nổi tiếng khắp vùng, người dân địa phương thường dùng đồ xôi, nấu rượu, làm tương, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, nhất là bánh chưng… Bánh chưng gói bằng nếp cái hoa vàng dẻo thơm và có thể để được 3 tuần trong mùa lạnh mà không bị lại gạo.

Gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon nhất khi được trồng vào vụ mùa, bắt đầu được trồng vào tháng 5 và thu hoạch vào tháng 10 âm lịch; vì vụ xuân có nhiều mưa lạnh và ốc bươu vàng nên không tốt cho cây lúa. Loại lúa này dễ chăm sóc, sinh trưởng, phát triển và kháng sâu bệnh tốt. Khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các giống lúa khác. Cây nếp cái hoa vàng có chiều cao khoảng 120–125 cm/cây, gốc cây to, đẻ nhánh ít, năng suất chỉ đạt mức trung bình. Tuy nhiên, cây có khả năng chống chịu với một số điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, mưa bão cây ít bị đổ hơn các loại lúa nếp khác, ít bị bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá. Bông lúa dài 20 – 22 cm, số hạt chắc trên một bông lúa trung bình khoảng 105-107 hạt.

Lúa nếp cái hoa vàng

Lúa nếp cái hoa vàng

Cách bảo quản

+ Gạo nếp cái sau khi xát bỏ vỏ trấu, nên dùng trong vòng 6 tháng. Nếu là gạo lứt nếp, nên dùng trong vòng 3 tháng để tránh lớp cám bị mốc, bị mọt

+ Bảo quản nơi khô thoáng, sạch sẽ

Quy cách đóng gói:

+ Đóng túi ép ba biên

+ Trọng lượng: 2 kg

 

 

Bài viết liên quan