Người phụ nữ khi mang thai thường trải qua những biến đổi trong cơ thể. Những biến đổi này nhiều hay ít, khó chịu hay không là do cách ăn ở của mỗi người.
Theo kinh nghiệm cá nhân cũng như kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên viên sản phụ khoa cho thấy, những phụ nữ áp dụng Thực Dưỡng thường tránh được nhiều trở ngại khi mang thai như phù tê, buồn nôn, mất ngủ, táo bón, tiểu đường thai kỳ, đi tiểu lắt nhắt…Tuy nhiên, nếu xảy ra những trở ngại này, bạn có thể khắc phục bằng những cách sau:
1. Tiểu đường thai kỳ
Hạn chế ăn cơm trắng, chuyển sang ăn cơm gạo lứt, uống sữa thảo mộc, trà gạo lứt. Lớp vỏ cám trong gạo lứt chứa tới 90% dinh dưỡng mà gạo trắng không có. Lượng chất xơ cao trong gạo lứt giúp làm chậm quá trình chuyển hóa carbonhydrate thành đường trong máu; enzim cơ thể tạo ra đủ để đưa lượng đường vào trong tế bào. Ngoài ra, hàm lượng Magie cao trong gạo lứt thúc đẩy sự hoạt động của hơn 300 enzim trong đó có enzim kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Đau lưng
Xoa dầu mè gừng bằng cách như sau: Giã nát hoặc mài gừng tươi, vắt lấy nước cốt trộn đều với một lượng dầu mè tương đương, dùng xoa bóp vào lưng, vùng thận. Điều nên nhớ là trong lúc mang thai, không được áp nước gừng ở phần thân trước, nhất là vùng bụng.
3. Phù tê
Thỉnh thoảng nằm xuống gác chân lên cao cho nước ứ rút ngược lên cơ thể. Xoa dầu mè gừng ở những nơi sung phù. Để thông tiểu, có thể ăn xúp nấu bằng củ cải trắng với rong dải nêm chút tương hoặc uống nước củ cải (mài hoặc giã nát củ cải trắng, vắt lấy độ 3 muỗng cà phê nước cốt pha với hai phần nước, đêm nấu sôi uống, mỗi ngày uống 1 lần, không quá 3 lần một ngày).
4. Vọp bẻ, chuột rút
Khi đau, nên co duỗi chân hoặc đi lại; xoa bóp lòng bàn chân và lườn bên trong của chân bằng dầu mè gừng, có thể uống trà tương (pha 1 muỗng cà phê tương lâu năm, tương tamari hoặc tương ta để 3 năm trở lên với 1 tách nước trà ba năm nóng, uống nóng) hoặc nuốt 1-2 muỗng cà phê muối mè hoặc ăn nạc một quả ô mai thực dưỡng.
5. Buồn nôn
Uống Phục long can (cạo dưới đít lò đất hoặc cạo gạch ngót lấy 50 gram đem nấu với 1/3 lít nước, sau khi nước cạn lại còn 1/5 lít, để nguội, lọc lấy nước trong đem uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén mắt trâu, uống trước khi ăn 15 phút).
6. Táo bón
Ngưng ăn uống những món ăn thịnh Âm hoặc thình Dương, và ăn theo tỷ lệ 50% gạo lứt để tăng cường chất xơ. Không nên ăn mặn, hằng ngày nên ăn xúp tương đặc và bột sữa thảo mộc. Uống trà gạo lứt (gạo lứt rang chín, nấu trên bếp 15 phút, chắt lấy nước uống) hoặc cà phê thực dưỡng. Xoa bóp 2 vai từ sát cổ hướng dần ra ngoài trong vòng 1-2 phút.
7. Mất ngủ
Nên chú trọng thức ăn phụ như củ sen, hạt sen, không nên ăn mặn quá. Hằng ngày uống trà gạo lứt, trà củ sen. Cũng có thể uống trà trinh nữ, trà tim sen, cà phê thực dưỡng.
8. Đau đầu
Thường đau dữ dội là do thịnh Dương, còn đau lâm râm là do thịnh Âm. Nếu đau do thịnh Dương (thí dụ ăn quá mặn, bị trúng nắng), có thể uống một ít nước cam tươi pha với nước nóng và chà chanh (bổ đôi) lên trán và gáy. Nếu do Âm thì nuốt một muỗng cà phê muối mè hoặc uống trà tương, trà củ sen, mài hoặc giã củ cải trắng, vắt lấy nước cốt xoa lên trán và gáy. Cũng có thể dùng dầu mè gừng cho cả hai dạng đau. Trong thời gian đau, ăn cháo tán, bột gạo lứt hoặc bột sắn dây. Hằng ngày uống nước lã đun chín, trà gạo lứt, trà ba năm, cà phê thực dưỡng. Đau ở trán và thái dương (mang tang) thì áp khăn lạnh (nhúng nước lạnh rồi vắt hơi ráo); đau ở giữa đầu, thì áp khăn nóng quanh cổ. Đồng thời có thể xoa bóp các ngón chân.
9. Ợ chua
Uống trà tương mai, pha 1 muỗng cà phê tương lâu năm với 1 tách nước trà 3 năm nóng, dầm nát 1 trái ô mai thực dưỡng, uống nóng.
10. Trĩ (Lòi dom)
Ăn nhiều gạo lứt. Trĩ nội ăn hơi nhạt, uống nước vừa phải. Trĩ ngoại ăn hơi mặn hơn, hạn chế nước. Áp nước gừng và đắp cao khoai sọ. Nếu trĩ lồi ra thì áp nước nóng và nhét vào bằng cách dùng khăn lông nhúng nước càng nóng, càng tốt (nhưng đừng để bỏng) áp vài phút, rồi dùng tay sạch nhét nhẹ ruột vào.