Bệnh sỏi thận và cách điều trị – Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.
Chọn muối hột già thật nhiều hột dày đặc và chuối có vị ngọt.
* Cách làm:
– Chuối hột: sắt mỏng, phơi khô, rang chín rồi xay thành bột.
– Hạt đười ươi: rang chín rồi xay thành bột.
Trộn 2 thứ bột với nhau theo tỉ lệ 4 chuối hột : 1 đười ươi
* Cách uống: sáng uống 1 một muỗng canh, sau 9 giờ tối uống 2 muỗng canh.
* Mỗi ngày ăn thêm 1 nắm rau muống luộc chấm tamari.
Nếu sạn nhỏ, ăn gạo lức muối mè theo số 7, uống trà đậu đỏ rang và gạo lứt rang phân lượng bằng nhau nấu với nửa lít nước. Đậu đỏ luộc sơ bỏ nước đầu, rồi rang đậu cho vàng đậm để vô lọ đựng uống dần. Đắp nước gừng ban ngày, dán cao khoai sọ ban đêm ở vùng thận (xem bài số 2 và số 3)
Nguyên nhân hình thành
Sỏi trong thận được hình khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Nhưng nếu sỏi thận lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận… sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.
Có 4 loại sỏi thận, hình thành bởi nguyên nhân khác nhau và do đó cách chữa trị cũng khác nhau
Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận.