Miso

Công dụng: Tăng cường sinh lực, khử độc cho rau củ, tốt cho tim, tê bại, tiểu đường, mỡ trong gan – máu, tái tạo men ruột, và các bệnh u nhọt,…

Thành phần: Đậu nành, muối hột và nước sạch.

Cách dùng: Ăn với cơm. Cháo, xào rau, nấu canh thay muối, độ đạm cao.

Miso

Miso

Miso- loại gia vị lên men có vị mặn, đậm đà, là nét đặc trưng cơ bản trong chế biến thức ăn của Nhật Bản, được cho bắt nguồn từ trung quốc vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và được biết đến tại Nhật từ thế kỷ thư 7 bởi những nhà sư Phật giáo, trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng của các Samurai.  Theo truyền thống, người Nhật thường bắt đầu một ngày mới với một bát canh Miso được nấu tại nhà, ngoài ra thi miso cũng được dùng để nấu các món ăn khác trong bữa cơm thường ngày của người Nhật. Để làm Miso thì người ta thường dùng đậu nành hay các loại ngũ cốc khác như gạo, lúa mì… trộn lẫn với muối và men Miso, sau đó, cho hỗn hợp vào thùng làm từ gỗ tuyết tùng, ủ từ 1 đến 3 năm. Quá trình làm Miso rất phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nên ít có ai tự chế tại nhà. Việc bổ sung các thành phần khác nhau và sự thay đổi thời gian lên men giúp cho Miso trở nên đa dạng với rất nhiều hương vị, màu sắc, hương thơm …

Tương miso đặc

Tương miso đặc

Miso rất có lợi cho sức khỏe, nó có chứa:
– isoflavones:  khoảng 20mg/100g- được xem là estrogen thảo mộc, có khả năng mãnh liệt chống lại các tác dụng gây nên chứng ung thư liên hệ đến hormone;
– saponin: có khả năng trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư kết tràng và đồng thời làm giảm lượng cholesterol trong máu;
– protein đậu nành: có khả năng ngăn ngừa sự tác động của một số gene di truyền gây nên chứng ung thư. Nó cũng bảo vệ các tế bào cơ thể không cho hư hại gây nên bởi những môi trường sống xung quanh như tia nắng mặt trời và các chất ô nhim trong không khí.
– các vi khuẩn enzyme sống có lợi ….
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2003 thì những người phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 3 bát canh Miso một ngày thì nguy cơ bị ung thư vú giảm được hơn 40 % so với những người chỉ ăn một bát. Tại Nhật Bản tỷ lệ chết về bệnh ung thư vú chỉ bằng một phần tư Hoa Kỳ, tại Trung Hoa là 1/5 và ở Hàn Quốc là 1/10. Chỉ có 10% phụ nữ Nhật Bản có hiệu chứng nóng phừng (hot flash) vào thời kỳ mãn kinh và tỷ lệ bị bệnh bể xương hông thấp hơn phụ nữ Hoa Kỳ. Chỉ có một điều đáng lo ngại là hàm lượng muối của Miso hơi cao.
Các loại Miso

Có rất nhiều loại Miso, cơ bản là đều được pha trộn từ kọi với gạo, lúa mì hoặc đậu nành. Các thành phần được cho vào thùng gỗ và cho lên men, một số loại Miso có vị ngọt nhẹ chỉ cần ủ lên men trong vài tháng trong khi những Miso đậm màu thời gian ủ thường lên tới 2 năm.
Mua và sử dụng Miso

Miso thường không có sẵn ở siêu thị mà thường được bày bán tại các cửa hàng thực phẩm, các cửa hàng chuyên bán các loại gia vị Á Đông. Miso có rất nhiều màu sắc, từ màu trắng kem tới màu đỏ, màu nâu sẫm…loại nhạt màu là lý tưởng nhất cho món súp hay các dùng làm nước sốt.
Miso thường được đóng gói trong các bao bì nhựa hoặc các loại chai thủy tinh, một số nhà sản xuất không đóng kín gói thành phẩm mà để một lỗ thông hơi nhỏ. Miso thường ở dạng đặc sệt nên trước khi sử dụng thì phải pha loãng với một chút nước. Để bảo toàn nguyên vẹn hương vị tinh tế của miso thì người ta không nấu chín cùng với thực phẩm mà thường thêm vào lúc gần chín để món ăn trở nên đậm đà. Gói Miso có thể tiếp tục bảo quản bằng tủ lạnh trong vài tháng khi không dùng hết.

Canh miso

Canh miso

Món canh Miso:

Hầu hết các loại Miso được sản xuất tại Nhật đều được dùng để chế biến món canh Miso. Uống canh Miso là một thói quen lâu đời của người Nhật và vẫn được yêu thích cho đến ngày nay bởi  hương vị thanh nhẹ đậm đà, thời gian chuẩn bị ngắn và đặc biệt là vì những lợi ích mang lại cho sức khỏe. Đối với người Nhật thì Miso và Canh miso là từ đồng nghĩa, và khi cách đây 750 năm, khi những Samurai lên nắm quyền thì món canh này càng trở nên phổ biến và mọi người đều rõ làm thế nào để có món canh Miso.

Một bát súp miso thường đơn giản chỉ có miso hòa tan trong nước dùng dashi, nấu súp miso vừa sôi, quấy cho miso tan hết vào nước dùng, nếu nhạt thì cho thêm một chút xì dầu.  sau đó bỏ thêm vài miếng đậu phụ tươi nhỏ và rắc thêm ít hành lá. Khi cầu kì nấu nước dashi từ chính lá rong biển thì trong bát súp còn có thêm mẩu rong biển nữa.

Thỉnh thoảng nấu một bát súp thanh ngọt, nhẹ nhàng thế này đem lại cảm giác rất thư thái cho bữa ăn. Với món súp này, ăn cùng với chút cơm trắng là mình thấy bữa ăn trọn vẹn rồi.

Bài viết liên quan