Hướng dẫn ăn thực dưỡng cho phụ nữ mang thai – Nhu cầu về dinh dưỡng khi mang thai là rất cao. Bạn cần nhiều axit folic, calcium, vitamin B1, B6, B12, sắt, chất xơ trong khi đó nhu cầu về calories chỉ tăng thêm một chút. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, cân đối, trí tuệ hơn hơn người. Mẹ không bị tiểu đường thai kỳ, thừa cân béo phì. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt làm thực phẩm chính, ăn thức ăn quân bình Âm Dương theo thực dưỡng là sự lựa chọn hoàn hảo của những bà bầu khôn ngoan.
Một người phụ nữ mới bắt đầu ăn thực dưỡng, khi mang thai ăn ngay chế độ số 7, số 6 với niềm tin là đứa trẻ sẽ khỏe mạnh, thông minh. Điều này rất nguy hiểm, vì cơ thể mẹ chứa nhiều chất độc được tích lũy từ cách ăn uống trước kia với thịt, cá, đường, hóa chất, khi ăn số 7 sẽ đào thải độc tố qua em bé, làm cho em bé yếu đi. Vì thế không nên thay đổi quá nhanh chế độ ăn trong quá trình mang thai, và cho con bú.
Vì thế, khi mang thai và bắt đầu ăn thực dưỡng nên ăn số 2, tức là 50% ngũ cốc, 20% rau củ nấu chín, 10% thịt cá, 10% súp, và 10% hoa quả. Đường, thịt và thực phẩm đóng hộp, nước ngọt có ga, có hóa chất không nên dùng.
Phụ nữ mang thai nên ăn gì? uống gì?
Thực phẩm bạn lựa chọn phụ thuốc theo mùa, nơi bạn sinh sống, hoạt động thể chất và thể trạng.
- Gạo lứt và những ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích dùng nhiều, 50-60%. Gạo lứt dùng để nấu cơm, nấu cháo
- Gia vị thực dưỡng như muối biển hầm, dầu thực vật (dầu mè/dầu vừng là tốt nhất), tamari, miso, muối vừng, rong biển. Miso là thực phẩm quan trọng, tuy nhiên nó chứa protein và khoáng chất lớn, rất Dương nên tránh sử dụng nhiều vào mùa hè. Vì sử dụng nhiều sẽ cảm thấy khát nước, thèm hoa quả, như vậy là mình đã nạp Âm vào người.
- Rau xanh ở dạng luộc hoặc làm salad đều tốt
- Nước uống, lượng nước mà bà bầu uống phụ thuộc vào từng thể trạng, thời tiết, tuổi tác và thói quen ăn uống trước kia. Nếu thường xuyên thấy khát thì là do bạn đã dùng quá nhiều muối, thực phẩm Dương. Nên ăn một số loại rau củ như rau diếp, củ cải, cà rốt hoặc cần tây để đỡ khát. Nếu ăn quân bình thì sẽ không thấy khát nước nhiều nữa.
- Bổ sung vitamin K có từ diệp lục ở dạng rau lá xanh nấu chín và làm salad. Khoáng chất này giúp ngăn cản chảy máu nhiều trong suốt quá trình chuyển dạ, và bổ sung canxi cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Ăn thực dưỡng có đủ chất cho em bé không?
- Calcium: Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng của bé. Nó có nhiều trong đậu phụ, bơ vừng, bơ hạnh nhân, sữa thảo mộc, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa đậu nành, nước ép, rau củ lá xanh đậm, cải xoăn, quả sung, hướng dương.
- Chất xơ: Phụ nữ mang thai rất hay bị táo bón cần bổ sung nhiều chất xơ để giảm thiểu quá trình này. Chất xơ có nhiều trong gạo lứt
- Vitamin D: Có tự nhiên trong ánh nắng mặt trời. Bạn cần tắm nắng trực tiếp từ bàn tay tới khuôn mặt 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần 20-30 phút để tổng hợp vitamin D. Thức ăn cũng có vitamin D nhưng không tốt bằng ánh nắng mặt trời.
- Sắt: có nhiều trong khi ăn rau củ, các loại đậu, hoa quả khô, rau củ xanh đậm, mật mía, rỉ đường (kẹo đắng), các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám. Vào giai đoạn nửa cuối thai kỳ, bạn vẫn cần được sự thăm khám của bác sỹ xem có nên bổ sung thêm thực phẩm để đáp ứng đủ lượng sắt cần thiết không.
- Protein: Nhu cầu protein của phụ nữ mang thai cao hơn 30% so với bình thương. Để đáp ứng protein cần thiết nên ăn thức ăn giàu chất đạm như là các cây họ đậu, hạt, hột, rau củ và ngũ cốc nguyên cám
Gợi ý thực đơn cho phụ nữ mang thai theo thực dưỡng
- Buổi sáng: Ăn nhẹ nhàng với bột gạo lứt, cháo gạo lứt, hoặc ăn bún, phở gạo lứt nấu cùng rau, miso. Ăn với tekka
- 9h-10h sáng: Ăn cốm gạo lứt, uống sữa thảo mộc hoặc sữa ông thầy.
- Bữa trưa: Ăn cơm gạo lứt. Cơm gạo lứt nấu cùng hạt sen, đậu đỏ (xích tiểu đậu) hoặc đậu gà, đầu lăng. Thêm một miếng phổ tai. An cơm cùng với thức ăn. Cố gắng ăn được càng nhiều cơm càng tốt
- Bữa chiều: Ăn vặt cùng hạt hạnh nhân, hạt óc chó hoặc ăn cháo yến mạch, cốm gạo lứt
- Bữa tối ăn cơm gạo lứt với thức ăn rau xanh, cá…
- Buổi tối đói bụng có thể nấu bột sắn dây ăn.
- Hàng ngày uống nước trà gạo lứt đậu đỏ để tốt cho máu, cho gan, thận. Rất tốt cho cả mẹ và con
Có một chế độ ăn uống lành mạnh, sẽ giúp bạn sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh.